22/04/2024 07:05:54

Lễ nhập trạch là gì hay còn gọi cúng về nhà mới, là nghi thức tâm linh không thể thiếu theo phong tục người Việt. Bài viết này của Đồ Thờ Huyền Đức sẽ cung cấp thông tin chi tiết về ý nghĩa, lễ nghi cúng nhập trạch, cách chuẩn bị chu đáo, từ đó giúp gia chủ thực hiện trọn vẹn, cầu mong bình an, may mắn cho gia đình.

Ý nghĩa của Lễ nhập trạch là gì?

Lễ nhập trạch là nghi thức quan trọng báo cáo với thần linh, thổ địa về việc gia đình chuyển đến nơi ở mới. Đây là lời xin phép chính thức, mong các vị thần linh ban tài lộc, phù hộ cho gia chủ làm ăn thuận lợi, sức khỏe dồi dào, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Nhập trạch là gì? Ý nghĩa của lễ nhập trạch

Nhập trạch là gì? Ý nghĩa của lễ nhập trạch

Lễ nhập trạch là gì?

Lễ nhập trạch là gì, còn được gọi là cúng về nhà mới. Đây là nghi lễ nhằm báo cáo với thần linh, thổ địa, gia tiên về việc gia đình dọn đến sinh sống tại ngôi nhà mới. Theo quan niệm dân gian, mảnh đất, ngôi nhà đều có vị thần linh cai quản. Làm lễ nhập trạch thể hiện sự tôn kính với các đấng bề trên, mong được phù hộ, độ trì.

Thời điểm thích hợp để làm lễ nhập trạch thường là vào buổi sáng, chọn ngày đẹp khi xem tuổi làm nhà của gia chủ. Bạn có thể tham khảo thêm các yếu tố về giờ hoàng đạo, hướng xuất hành để chọn được ngày giờ đẹp nhất.

Các bước chuẩn bị cho Lễ nhập trạch

Hướng dẫn chuẩn bị cho Lễ nhập trạch đúng chuẩn nhất

Hướng dẫn chuẩn bị cho Lễ nhập trạch đúng chuẩn nhất

Để Lễ nhập trạch là gì diễn ra suôn sẻ, gia chủ cần chuẩn bị chu đáo về mặt lễ nghi và vật phẩm.

Chọn ngày giờ đẹp làm lễ nhập trạch:

Ngày giờ đẹp được chọn theo tuổi của gia chủ, kết hợp với yếu tố giờ hoàng đạo, hướng xuất hành. Bạn có thể tham khảo lịch vạn niên hoặc nhờ thầy phong thủy tư vấn.

Chuẩn bị đồ lễ nhập trạch:

  • Mâm cúng: Mâm cúng tùy theo phong tục từng vùng miền nhưng thường bao gồm các lễ vật như: hương, hoa tươi, trầu cau, phẩm oản, rượu, chè, bánh kẹo, gà luộc hoặc heo quay (tùy điều kiện gia đình).
  • Các loại giấy tờ liên quan đến nhà cửa: Sổ đỏ, giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu nhà đất… (đặt lên trên cùng mâm cúng).

Chuẩn bị bài văn khấn nhập trạch:

Văn khấn thường bao gồm các nội dung như: giới thiệu gia chủ, xin phép dọn đến nhà mới, cầu mong bình an, may mắn, tài lộc.

Mẫu văn khấn nhập trạch thần linh chi tiết:

Nam mô a di đà Phật! (nhắc 3 lần)

Con xin kính lạy chín phương Trời, cùng Chư Phật mười phương. Kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ và chư vị Tôn thần.

Con xin kính lạy Thần Linh Thổ Địa, Bản Gia Táo Quân, tất cả các vị thần linh cai quản xứ này.

Con tên là:………………………, tuổi mệnh (ví dụ: Tân Dậu 1981,…)

Hôm nay nhân ngày lành tháng tốt, ngày ….. tháng…. năm….(nhằm  ngày ….. tháng…. năm…. âm lịch), con sắm sửa lễ vật, hương quả trầu cau bày lên trước án, xin kính cẩn tâu trình đến chư vị thần linh:

Các vị Thần linh,

Thông minh chính trực,

Giữ ngôi tam thai

Nắm quyền tạo hoá

Thể đức hiếu sinh

Phù hộ dân lành

Bảo vệ sinh linh.

Nêu cao chính đạo

Gia đình của chúng con vừa xây cất (mua được/thuê được) ngôi nhà tại địa chỉ này là….Này công trình viên mãn, mọi sự hoàn thành, chọn được ngày lành tháng tốt nên cúi mong chư vị Thần linh tề tựu thụ hưởng lễ vật, cho chúng con được nhập trạch vào nhà mới, sau đó lập bát hương thờ cúng thần linh.

Cũng xin các vị thần anh minh cho chúng con được rước vong linh gia tiên của chúng con về nhà mới tại….thờ phụng.

Cầu xin được thần linh chứng giám, gia ân tác phúc, phù hộ độ trì cho gia đình làm ăn phát đạt, an ninh, khang thái, cuộc sống an lành,

Tín chủ cúng xin thành tâm được mời những hương linh phảng phất, các vong hồn không nơi nương tựa quanh đây đến thụ hưởng lễ vật. Mong được phù trì ăn nên làm ra, cuộc sống an lạc, gia đạo thuận hòa, phòng tránh được những điều xui rủi.

Chúng con dù lễ bạc nhưng tâm thành, xin cúi đầu kính lễ, cúi mong được thần linh chứng giám.

Cẩn cáo!

Tiến hành Lễ nhập trạch và những lưu ý

  • Chỉnh trang lại mâm cúng, thắp hương, đèn.
  • Gia chủ mặc trang phục lịch sự, thành khâm đứng trước bàn thờ hướng ra cửa chính.
  • Đọc văn khấn nhập trạch một cách thành tâm, rõ ràng.
  • Sau khi đọc văn khấn, vái lạy ba lạy.
  • Để nguyên mâm cúng cho đến khi hương tàn hết thì có thể hạ xuống.
  • Gia đình quây quần bên nhau, cùng dùng bữa ăn nhẹ để chính thức bắt đầu cuộc sống tại nhà mới.

Đồ Thờ Huyền Đức tự hào là địa chỉ uy tín chuyên cung cấp Bàn Thờ Thần Tài Thổ Địa dành cho nhà ở, kinh doanh. Sản phẩm của chúng tôi đảm bảo chất lượng và được làm từ những nguyên liệu tốt nhất, mang lại sự may mắn và tài lộc cho mọi ngôi nhà và doanh nghiệp. Hãy liên hệ ngay qua số: 0965.999.463 để được tư vấn và đặt hàng.

Tôi là Đức Đồ Thờ, chủ hệ thống cửa hàng Đồ Thờ Huyền Đức. Có kiến thức sâu rộng về thờ cúng Thần Tài Thổ Địa, luôn sẵn lòng giải đáp mọi người mọi kiến thức về thờ Thần Tài