Bạn đang tìm kiếm cách lập bàn thờ Thần Tài đúng chuẩn nhất để việc thờ cúng ngay từ đầu đã được suôn sẻ? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về lập bàn thờ Thần Tài gồm những gì, lập bàn thờ ngày nào tốt và cách sắm lễ ban Thần Tài,…cùng những thông tin hữu ích của Đồ Thờ Huyền Đức nhé!
Nội dung bài viết:
Có nên lập bàn thờ Thần Tài Thổ Địa không?
Có nên lập bàn thờ Thần Tài Thổ Địa? Câu trả lời là có. Thần Tài mang lại may mắn, tài lộc, giàu có và thịnh vượng, phù trợ cho gia chủ và gia đình trong kinh doanh để đạt thành công. Ông Địa giúp quản lý đất đai, bảo vệ khỏi năng lượng xấu và xua đuổi tà khí, điều xui xẻo. Đây là lý do nên lập bàn thờ Thần Tài Thổ Địa, cũng như lý do vì sao trên bàn thờ thường có cả hai vị thần này.
Lập bàn thờ Thần Tài gồm những gì?
Một bộ bàn thờ Thần Tài đầy đủ, đúng chuẩn phong thủy sẽ bao gồm những vật phẩm sau:
- Bài Vị Thần Tài: Bài vị thường viết bằng chữ Hán với nội dung ghi danh hiệu của 5 vị Thần bao gồm Thổ Công, Thổ Thần, Thổ Địa, Thổ Phủ và Thổ Kỳ.
- Tượng Ông Địa Thần Tài: Thường làm bằng sứ hoặc bột đá đặt cạnh nhau. Tượng Thần Tài đặt bên trái, tượng Ông Địa bên phải hướng từ ngoài nhìn vào.
- Ba Hũ Gạo, Muối và Nước: Được coi là nhu yếu phẩm thiết yếu, đặt lên ban thờ để cầu an khang. Chỉ nên thay ba hũ này vào cuối năm.
- Bát Hương: được đặt chính giữa, phía trước 3 hũ muối, gạo, nước.
- Lọ Hoa Tươi và Mâm Ngũ Quả: Lọ hoa đặt bên phải, mâm ngũ quả đặt bên trái theo nguyên tắc “Đông bình – Tây quả.”
- Năm Chén Nước: Xếp theo hình chữ Nhất hoặc chữ Thập, đại diện cho ngũ phương và ngũ hành, giúp thu hút tài lộc.
- Ông Cóc, Thiềm Thừ: Quay Ông Cóc ra cửa chính vào buổi sáng để đón may mắn, và quay lại khi mặt trời lặn để bảo vệ tài sản.
- Bát Tụ Thủy: Bát sứ trong suốt đầy nước, rải cánh hoa tươi lên trên theo phong thủy “Minh đường tụ thủy” để thu hút tài lộc.
Ngoài ra, bạn có thể thể thỉnh thêm các vật phẩm phong thủy để chiêu tài, hút lộc và tăng thẩm mỹ cho bàn thờ.
Lập bàn thờ Thần Tài ngày nào tốt?
Theo các chuyên gia phong thủy, lễ cúng lập bàn thờ Thần Tài thường diễn ra vào ngày mùng 10 tháng Giêng hay còn được gọi là ngày vía Thần Tài hoặc các ngày mùng 10 trong tháng bất kỳ, được cho là ngày đẹp để lập bàn thờ.
Các ngày đẹp thỉnh Thần Tài cũng rất quan trọng bao gồm ngày Tiểu Cát, Tốc Hỷ và Đại An. Các khung giờ Tốc Hỷ, Đại An, Tiểu Cát là những thời gian đại cát đại lợi, công việc hanh thông, may mắn và dễ gặp phù trợ từ quý nhân.
- Ngày Tốc Hỷ: Các khung giờ 9h-11h, 21h-23h là thời gian dễ gặp tin vui, điềm lành, vạn sự hanh thông, may mắn. Xuất hành buổi sáng tốt hơn. Cầu tài lộc thì đi về hướng Nam.
- Ngày Đại An: Các khung giờ 5h-7h, 17h-19h. Cầu tài lộc, xuất hành thuận lợi, gia đạo bình an, đi theo hướng Tây Nam.
- Ngày Tiểu Cát: Các khung giờ 1h-3h, 13h-15h. Gia đạo bình an, nhiều sức khỏe, phúc đức.
Lựa chọn vị trí đặt bàn thờ Thần Tài chuẩn phong thủy
Chọn vị trí đặt bàn thờ Thần Tài
Bàn thờ Thần Tài nên đặt dưới mặt đất, ở góc chéo bên trái hoặc phải đối diện cửa chính, hướng mặt bàn thờ về cửa để đón tài lộc. Khác với bàn thờ gia tiên cần kê cao, bàn thờ Thần Tài Thổ Địa đặt ở góc nhà. Bàn thờ Thần Tài luôn phải hướng ra cửa chính, với mặt trước quang đãng, sáng sủa và sạch sẽ. Chọn góc nhà có vách tường kiên cố, không có góc nhọn, đủ ánh sáng tự nhiên và thoáng khí
Chọn hướng đặt bàn thờ Thần Tài
Hướng đặt bàn thờ Thần Tài nên đặt theo cung Thiên Lộc và cung Quý Nhân, hoặc theo hướng hợp với tuổi và mệnh của gia chủ.
- Mệnh Kim: Hướng Đông Bắc (cung Diên Niên), hướng Tây Nam (cung Thiên Y), hướng Tây Bắc (cung Sinh Khí).
- Mệnh Mộc: Hướng Đông Nam (cung Phục Vị), hướng Đông (cung Diên Niên), hướng Tây Bắc (cung Diên Niên).
- Mệnh Thủy: Hướng Tây Bắc (cung Thiên Y), Tây Nam (cung Sinh Khí), Tây (cung Diên Niên), Đông Bắc (cung Phục Vị).
- Mệnh Hỏa: Hướng Đông Nam (cung Diên Niên), Đông Bắc (cung Phục Vị), Tây Bắc (cung Thiên Y), hướng Nam (cung Sinh Khí).
- Mệnh Thổ: Hướng Đông Nam (cung Phục Vị), Đông Bắc (cung Diên Niên).
Cách sắm lễ lập ban thờ Thần Tài
Theo như thủ tục rước Thần Tài, tùy theo phong tục và điều kiện của bạn mà việc sắm đồ lễ có thể linh hoạt. Tuy nhiên, một lễ cúng Thần Tài cơ bản sẽ bao gồm:
- 10 bông cúc hoặc hồng vàng
- Đĩa xôi gấc
- 1 gà trống luộc, thịt lợn quay, vịt quay, tôm, cua hấp
- 1 mâm ngũ quả cùng 5 lá trầu và 5 quả cau
- 1 chai rượu nhỏ mở nắp, 1 bao thuốc lá
- 5 ông ngựa đỏ nhỏ, 5 mũ ngũ phương long mạch và quần áo thần linh
- 5 thẻ hương cùng 10 lễ tiền vàng, tiền thần tài, đại thiếc, v.v.
Sau đó thực hiện cúng xin nhập tượng Thần Tài và khấn an vị bàn thờ Thần Tài Thổ Địa
Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần) và lạy 3 lạy.
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
– Con kính lạy Thần Tài vị tiền.
– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là:…………………………………Tuổi:……………
Ngụ tại…………………………………………………………………
Hôm nay là ngày…….tháng…….năm……………………(âm lịch).
Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị và chư vị tôn Thần chứng giám. Và cho phép chúng con xin được an vị: Nhị vị Thần Tài – Thổ Địa để chúng con phụng thờ.
Con cúi xin nhị vị Thần Tài – Thổ Địa, thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, an vị, để chúng con phụng thờ, và chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Cẩn cáo!
Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần) và lạy 3 lạy.
Lập Bàn Thờ Thần Tài có phải mời thầy không?
Lập ban Thần Tài có cần mời thầy không? Dù mời thầy hay không mời thầy, bạn cũng cần phải nắm được cơ bản kiến thức thờ cúng Thần Tài. Việc nhờ thầy pháp giỏi sẽ giúp cho các bước lập bàn thờ Thần Tài được suôn sẻ và đúng thủ tục. Tuy nhiên nếu bạn muốn thành tâm tự mình mời thỉnh các ngài Thần Tài Thổ Địa về thờ. Đồ Thờ Huyền Đức sẽ hướng dẫn cụ thể:
- Bàn Thờ Thần Tài cơ bản và đầy đủ gồm những gì?
- Trong Bàn Thờ Thần Tài thì cái gì quan trọng, cái gì có thể lược bỏ
- Cách bày trí các đồ thờ, tượng thờ trên ban
- Văn khấn an vị, hô thần nhập tượng lúc làm lễ
- Hướng dẫn thờ tự để có tụ khí cho ban thờ
Những lưu ý khi lập bàn thờ Thần Tài Thổ Địa
- Khi chọn mua bàn thờ và các vật phẩm, cần đảm bảo kích thước bàn thờ Thần Tài và các vật dụng phù hợp với không gian thờ cúng.
- Bàn thờ cần được giữ sạch sẽ, ngăn nắp; việc cúng bái, dâng hương, dâng hoa cần thực hiện đều đặn vào ngày mùng 1 và rằm hàng tháng.
- Tuyệt đối tránh đặt bàn thờ ở những nơi tối tăm, ô uế, hoặc các vị trí cấm kỵ như gần nhà tắm, nhà vệ sinh, bếp.
- Không nên đặt bàn thờ ở nơi có vật nhọn chĩa vào hoặc đối diện với gương.
- Tuyệt đối không đặt bàn thờ Thần Tài bên cạnh hoặc bên dưới bàn thờ gia tiên.
- “Từ hôm lập ban các ông, khách đông lắm em à” – 1 chút Flex từ KH của Đồ Thờ Huyền Đức
Trên đây là những thông tin chi tiết về cách lập bàn thờ Thần Tài đúng chuẩn phong thủy. Nếu bạn mong muốn thỉnh 1 bộ ban thờ Thần Tài đầy đủ và được giải đáp về cách thờ Thần Tài sao nhiều lộc, xin liên hệ Đồ Thờ Huyền Đức 0965.999.463 để được giải đáp một cách nhanh chóng và đúng chuẩn nhất.